CÁCH ĐÓNG GÓI LINH KIỆN ĐIỆN TỬ ĐI NƯỚC NGOÀI
Những mặt hàng linh kiện điện tử có thể gửi đi nước ngoài
Nhóm thiết bị điện tử, linh kiện điện tử có thể gửi đi nước ngoài bao gồm các mặt hàng sau: các loại máy tính, laptop, máy quay phim, máy ảnh hay máy in, điện thoại di động, tivi,… hoặc các phụ kiện công nghệ như tai nghe, micro, loa và các bo mạch điện tử.
Nếu bạn có cách đóng gói linh kiện điện tử đúng quy chuẩn thì việc gửi đi nước ngoài trở nên dễ dàng hơn.
Hầu hết các linh kiện điện tử đều được phép gửi đi nước ngoài nếu chúng không nằm trong danh sách bị cấm tại nước gửi cũng như tại Việt Nam.
Ngoài ra, tùy theo từng đơn vị vận chuyển mà danh sách các mặt hàng có thể vận chuyển đi cũng sẽ khác nhau.
Cách đóng gói linh kiện điện tử đúng quy cách
Khác với cách đóng gói các sản phẩm hàng hóa thông thường, khi đóng gói linh kiện điện tử bạn cần phân loại thành 2 nhóm: Sản phẩm chưa qua sử dụng và sản phẩm đã qua sử dụng. Mỗi loại sẽ có cách đóng gói khác nhau để đảm bảo chất lượng của sản phẩm không bị ảnh hưởng.
Đóng gói linh kiện điện tử chưa qua sử dụng
Đối với các sản phẩm còn giữ nguyên vỏ hộp và chưa qua sử dụng, cách đóng gói linh kiện điện tử trở nên đơn giản hơn. Vì
nhà sản xuất cũng đã đóng gói sản phẩm với tiêu chuẩn có thể vận chuyển đi xa nên sẽ vẫn giữ nguyên hiện trạng phần vỏ hộp.
Sau đó, bên ngoài, bạn cần phải tiếp tục bọc các vật liệu chống sốc và đặt vào một hộp khác có chất liệu mềm hơn nhằm mục đích cố định lại sản phẩm.
Cách đóng gói linh kiện điện tử đúng quy chuẩn
Đối với sản phẩm không cần đóng hộp lại, bạn vẫn cần dán lại băng keo để cố định hộp một cách chắc chắn hơn. Để đảm bảo thiết bị, linh kiện điện tử được bảo vệ một cách tốt nhất, bạn nên có những hình thức đóng gói riêng cho từng loại như:
- Đối với loại linh kiện điện tử có kích thước nhỏ:Chèn thêm mút, xốp xung quanh hộp để cố định hàng hóa, tránh tác động của ngoại lực dẫn đến sự hư hại của sản phẩm.
- Đối với các thiết bị như tivi, máy ảnh, máy quay: Để đảm bảo chắc chắn nhất, hàng hóa nên được đóng trong các thùng gỗ để hạn chế va đập khi di chuyển.
- Đối với sản phẩm có trọng lượng lớn hơn 30kg: Đóng trong các thùng gỗ, đặt thêm các mút xốp để bảo vệ và cố định sản phẩm.
Đóng gói linh kiện điện tử đã qua sử dụng
Các linh kiện điện tử đã qua sử dụng thường không giữ được nguyên vỏ hộp. Chính vì thế, bạn cần bọc sản phẩm trong túi chống sốc hoặc túi nilon chống thấm hoặc các vật liệu mềm để tránh va đập dẫn tới hỏng hóc không đáng có.
Đóng gói thiết bị điện tử tránh xảy ra va đập trong quá trình vận chuyển
Bạn cũng nên đóng gói các thiết bị này trong các thùng chịu lực như thùng xốp hoặc thùng gỗ có lót vải bông bên trong nhằm gia tăng tính an toàn cho hàng hóa khi di chuyển.
Lưu ý trong cách đóng gói thiết bị điện tử
Cách đóng gói linh kiện điện tử gửi đi nước ngoài yêu cầu nghiêm ngặt về các thủ tục giấy tờ nên bạn cần lưu ý những thông tin sau:
- Thông tin gửi và nhận chính xác: Điền đầy đủ các thông tin về tên hàng, số lượng và trọng lượng hàng hóa nhằm dễ dàng nhận biết và phân loại. Đối với những mặt hàng linh kiện điện tử đặc biệt, bạn cần ghi rõ các kí hiệu chuyên ngành để tránh nhầm lẫn.
- Đo kích thước, cân nặng của bưu phẩm: Xác định đúng các số đo của mỗi kiện hàng để có những biện pháp đóng gói phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng tính toán được chính xác giá cước vận chuyển.
– Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín: Đóng gói đồ điện tử đúng quy chuẩn gửi đi nước ngoài giúp hàng hóa không bị từ chối nhập cảnh hay trả lại.
Ngoài ra, nó còn đảm bảo được mức độ an toàn cao cho hàng hóa, giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Chính vì thế, bạn nên tìm đơn vị vận chuyển có hỗ trợ đóng gói hàng hóa đúng quy chuẩn để linh kiện điện tử được gửi đi nhanh chóng và an toàn nhất.