Phương thức thanh toán LC là gì?
Phương thức thanh toán LC (Letter of Credit) là một phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế, theo đó ngân hàng phát hành (issuing bank) cam kết với người thụ hưởng (beneficiary) sẽ thanh toán một số tiền nhất định cho người thụ hưởng, nếu người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện quy định trong thư tín dụng (L/C).
Phương thức thanh toán LC được sử dụng phổ biến trong các giao dịch thương mại quốc tế vì tính an toàn, bảo đảm quyền lợi cho cả người mua và người bán.
Các bước thực hiện phương thức thanh toán LC
Quy trình thực hiện phương thức thanh toán LC bao gồm các bước sau:
Bước 1: Người mua và người bán thỏa thuận với nhau về việc sử dụng phương thức thanh toán LC.
Bước 2: Người mua yêu cầu ngân hàng của mình (ngân hàng phát hành) mở L/C.
Bước 3: Ngân hàng phát hành gửi L/C cho ngân hàng đại lý (correspondent bank) ở nước của người bán.
Bước 4: Ngân hàng đại lý gửi L/C cho người bán.
Bước 5: Người bán giao hàng và xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng đại lý.
Bước 6: Ngân hàng đại lý kiểm tra bộ chứng từ và nếu phù hợp với các điều kiện quy định trong L/C, thì sẽ chuyển tiền cho người bán.
Cách lập hối phiếu theo phương thức thanh toán LC?
Cách lập hối phiếu theo phương thức thanh toán LC chưa được pháp luật quy định cụ thể.
Tuy nhiên nội dung của hối phiếu vẫn phải đáp ứng theo quy định tại Điều 16 và Điều 53 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về nội dung của hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ
Cách lập hối phiếu theo phương thức thanh toán LC có thể tham khảo:
Mục 1: Tiêu đề và số hiệu hối phiếu:
Tiêu đề của hối phiếu phải được ghi rõ “Bill of Exchange” hoặc “Draft”. Nếu không ghi rõ, hối phiếu mặc nhiên vô hiệu.
Trên các hối phiếu đều phải có số hiệu để dễ dàng tham chiếu. Trong thanh toán L/C thường sẽ có những cách để diễn đạt số hiệu theo quy chuẩn riêng.
Mục 2: Số tiền xác định trên hối phiếu buộc phải thanh toán
Số tiền ghi trên hối phiếu có những yêu cầu như sau:
– Viết cả bằng số và chữ cùng đơn vị tiền tệ.
– Nếu có sự khác biệt về số tiền bằng số và số tiền bằng chữ thì hối phiếu coi như vô hiệu
– Nếu có sự khác biệt về số tiền bằng số và số tiền bằng chữ thì sẽ thanh toán theo số tiền bằng chữ
Mục 3 và 5: Tên và địa chỉ người bị ký phát
– Thông tin của người bị ký phát (người phải thanh toán khoản nợ) bắt buộc phải cung cấp đầy đủ thông tin.
– Tên và địa chỉ người bị ký phát là: ngân hàng phát hành L/C
Mục 4: Thời hạn thanh toán
Tùy vào thỏa thuận giữa người ký phát và người bị ký phát khi phát hành hối phiếu, có thể là hối phiếu thanh toán ngay hoặc thanh toán trả chậm.
Một số nội dung thể hiện thời hạn thanh toán trên hối phiếu:
– Payable at sight: Thanh toán ngay
– Payable on presentation: thanh toán khi xuất trình hối phiếu
– Payable on demand: thanh toán khi có yêu cầu
– At X days after sight of this…: thanh toán sau X ngày kể từ thời điểm ký phát hối phiếu
– At X days after acceptance: thanh toán sau X ngày kể từ thời điểm chấp nhận hối phiếu
– At X days after BL date of this…: thanh toán sau X ngày kể từ thời điểm ký vận đơn
– At X days after shipment date of this…: thanh toán sau X ngày kể từ thời điểm giao hàng
Mục 6: Tên người thụ hưởng
Đây có thể chính là người ký phát hối phiếu hoặc người nào khác nắm giữ hối phiếu, được chuyển nhượng bằng cách ký phát hoặc trao tay
Mục 7: Địa điểm và thời gian ký phát
Có một số lưu ý khi điền thông tin về địa điểm và thời gian ký phát như sau:
– Địa điểm phải được ghi trùng với nơi lập hối phiếu. Địa điểm này đặc biệt quan trọng trong các hối phiếu quốc tế. Bởi đây là căn cứ để quy chiếu luật điều chỉnh.
– Ngày lập hối phiếu phải nằm trong thời gian có hiệu lực của L/C, sau ngày lập hóa đơn và sau ngày mở L/C
Mục 8: Thông tin người ký phát
Thông tin người ký phát sẽ bao gồm:
– Tên và địa chỉ người ký phát: Đây là người cuối cùng có trách nhiệm thanh toán cho người hưởng hối phiếu.
Trong một số trường hợp, người bị ký phát từ chối thanh toán, không chấp nhận thanh toán thì người ký phát bắt buộc phải thanh toán cho người thụ hưởng khi hối phiếu đã chuyển nhượng thông qua hình thức ký hậu hoặc trao tay.
– Chữ ký người ký phát: chữ ký của người có trách nhiệm, có quyền hạn và năng lực pháp lý đối với hoạt động của doanh nghiệp. Chữ ký phải được ký bằng tay, ký sống mới được chấp nhận là có hiệu lực.