Ngành hàng không Việt Nam trước sức ép từ quy định nhiên liệu bền vững của EU

Ngành hàng không Việt Nam trước sức ép từ quy định nhiên liệu bền vững của EU

EU ‘siết’ tiêu chuẩn xanh: Thách thức cho ngành hàng không Việt Nam từ 2025

Từ năm 2025, nhiên liệu cho máy bay tại các sân bay thuộc Liên minh châu Âu (EU) phải chứa ít nhất 2% SAF (nhiên liệu hàng không bền vững). Tỷ lệ này sẽ tăng dần vào các năm 2030, 2035 và 2050. Quy định mới này, mang tên ReFuelEU Aviation, được thông qua bởi Nghị viện châu Âu vào tháng 10.2023 và sẽ có hiệu lực từ 1.1.2024. Mục tiêu chính là giảm lượng khí thải carbon từ ngành hàng không.

Quy định này áp dụng cho các nhà cung cấp nhiên liệu, các sân bay và hãng hàng không tại EU. Từ 2025, mọi chuyến bay xuất phát từ các sân bay EU đều phải sử dụng SAF.

Ngành hàng không Việt Nam trước sức ép từ quy định nhiên liệu bền vững của EU
Ngành hàng không Việt Nam trước sức ép từ quy định nhiên liệu bền vững của EU

Tác động lên chi phí nhiên liệu và giá vé máy bay

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quy định này có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong ngành hàng không. Nó giảm tới 80% lượng khí thải carbon so với nhiên liệu truyền thống. Tuy nhiên, chi phí nhiên liệu sẽ tăng cao vì SAF đắt hơn nhiên liệu hóa thạch. Giá SAF có thể cao gấp 2-3 lần, và đôi khi gấp 5-6 lần.

Chi phí nhiên liệu tăng đồng nghĩa với việc giá vé máy bay cũng sẽ tăng. Điều này tạo thêm gánh nặng cho người tiêu dùng. Các hãng hàng không của EU có thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Do họ phải tuân theo quy định này trên tất cả các chuyến bay xuất phát từ các sân bay thuộc EU. Các hãng hàng không ngoài EU, khi bay về từ châu Âu, cũng sẽ phải tuân thủ quy định này.

Ngoài ra, để tránh tăng chi phí, một số hãng có thể thay đổi chặng bay, quá cảnh tại các quốc gia khác trước khi đến EU,. Khi đó sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng và xáo trộn lịch bay.

Tác động đến ngành hàng không và xuất khẩu của Việt Nam

Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng từ quy định mới này. Chi phí vận hành của các hãng hàng không Việt Nam khi bay sang châu Âu sẽ tăng đáng kể. Kéo theo giá thành sản phẩm và giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ phải điều chỉnh phương thức vận chuyển. Ví dụ như chuyển sang đường biển hoặc tìm kiếm thị trường mới.

Hiện tại, khả năng sản xuất nhiên liệu SAF ở Việt Nam còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng và công nghệ chưa đủ để đáp ứng yêu cầu sử dụng SAF, do đó các hãng hàng không Việt Nam sẽ phải phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài, làm tăng chi phí vận hành và phụ thuộc vào đối tác quốc tế.

Nỗ lực của Việt Nam trong chuyển đổi xanh

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên thử nghiệm chuyến bay sử dụng SAF vào tháng 5.2023. Tuy nhiên, Vietnam Airlines vẫn chưa mở rộng việc sử dụng nhiên liệu này. Lý do là vì chi phí cao và nguồn cung khan hiếm. Vietjet cũng đã có các kế hoạch hợp tác để phát triển SAF trong tương lai.

Để các hãng hàng không Việt Nam có thể thích ứng với quy định ReFuelEU Aviation mà không ảnh hưởng lớn đến cạnh tranh, Bộ Ngoại giao kiến nghị Chính phủ nghiên cứu tác động toàn diện của quy định này lên Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháp chủ động thích ứng.

Ngành hàng không Việt Nam trước sức ép từ quy định nhiên liệu bền vững của EU
Ngành hàng không Việt Nam trước sức ép từ quy định nhiên liệu bền vững của EU

Hỗ trợ từ quốc tế và nâng cao năng lực trong nước

Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ. Các đối tác có thể kể đến là như Mỹ, EU, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Ngoài ra, cần theo dõi và học hỏi từ các sáng kiến quốc tế. Đồng thời nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng SAF trong nước để giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất SAF sẽ giúp Việt Nam nâng cao khả năng ứng phó với các quy định khắt khe về nhiên liệu hàng không bền vững trong tương lai.

Kết luận

Việc EU áp dụng quy định bắt buộc sử dụng SAF từ năm 2025 sẽ tạo ra thách thức lớn đối với ngành hàng không toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành tìm kiếm những hướng đi mới. Các doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ xanh và phát triển bền vững. Với sự hỗ trợ từ chính phủ và hợp tác quốc tế, Việt Nam có thể từng bước thích ứng và nâng cao vị thế của mình trong ngành hàng không khu vực và thế giới.

 

Xem thêm:

Dịch vụ booking tải hàng không từ Hà Nội đi Valenzuela

Gửi Tài Liệu Hỏa Tốc Đi Philippines Cùng VietAir Cargo: Giải Pháp Nhanh Chóng Và An Toàn

Dịch vụ Booking Tải Hàng Không từ Hà Nội đến Wollongong, Úc – Tan Son Nhat Cargo