Các thủ tục cần biết khi nhập khẩu thực phẩm đông lạnh vào việt Nam
Thực phẩm đông lạnh là gì?
Thực phẩm đông lạnh ở đây có thể hiểu là cấp đông, làm lạnh thật nhanh thực phẩm xuống -40 độ C, rồi đem trữ đông ở -18 độ C. Thời gian làm lạnh càng nhanh càng tốt, điều này sẽ giúp giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn trong thực phẩm. Việc này khác với việc bạn mua thịt cá tươi về bỏ vào ngăn đá của tủ lạnh là hàng đông chậm, không phải cấp đông, mặc dù cả 2 đều là làm đông thực phẩm.
Phương pháp đông lạnh đã được các chủ nông trại và ngư dân áp dụng từ sớm bằng cách trữ thực phẩm trong các nhà chứa cách ly với nguồn nhiệt xuyên suốt mùa đông.
Ngày nay với công nghệ hiện đại, tình trạng giữ lạnh thực phẩm có thể tiến hành ở nhiệt độ rất thấp và hầu như quanh năm.
Lợi ích của thực phẩm đông lạnh
+ Thuận tiện và linh hoạt:
Thực phẩm đông lạnh thường rẻ hơn thực phẩm tươi sống và bảo quản được lâu hơn. Quy trình đông lạnh giúp làm giảm số lượng vi khuẩn có hại có khả năng gây ngộ độc thực phầm vì ở -15 độ C thì gần như tất cả các vi khuẩn và mốc men đều tạm ngừng phát triển, nên thực phẩm đông lạnh thật sự rất an toàn.
+ Không chất bảo quản và sử dụng được lâu hơn:
Bảo quản thực phẩm bằng cách đông lạnh là quy trình hết sức tự nhiên vì chỉ cần giảm nhiệt độ và đóng gói nên thực phẩm đông lạnh không cần sử dụng chất bảo quản. Nhờ bảo quản như vậy mà thực phẩm đông lạnh có thể sử dụng được lâu hơn so với thực phẩm tươi sống.
Tại sao thực phẩm đông lạnh được nhập khẩu vào Việt Nam
Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Thực Phẩm Đông Lạnh Vào Việt Nam
Thực phẩm đông lạnh là những mặt hàng yêu cầu cao khi xuất nhập khẩu do tính chất hàng hóa và chất lượng sản phẩm. Nhằm hạn chế những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, việc nhập khẩu thực phẩm đông lạnh cũng có các quy định như sau:
>>>>>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đóng gói hàng đông lạnh khi vận chuyển
Nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có thể vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không.
Thủ tục thực hiện căn cứ Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Điều 1 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT về danh mục hàng hóa thủy sản, động thực vật.
1.Kiểm tra Thông tin Nhà cung cấp ở nước ngoài
Thông tin nhà cung cấp vô cùng quan trọng. Bạn phải thực hiện kiểm tra thông tin nhà xuất khẩu trước khi nhập khẩu hàng về Việt Nam xem có đủ điều kiện và được phép hay không? Nếu không đủ điều kiện, bạn sẽ không được nhập khẩu vào Việt Nam, khi đó sẽ tổn thất về cả hai phía. Do đó, ngay từ đầu nhà cung cấp không phù hợp thì bạn nên tìm nhà cung cấp khác và làm thủ tục bổ sung thông tin nhà cung cấp vào danh sách.
2.Xin giấy phép kiểm dịch nhập khẩu thực phẩm đông lạnh
Để nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh, bạn cần đăng ký với Cục thú y để làm kiểm dịch hàng nhập khẩu.
Bộ hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch hàng thực phẩm đông lạnh bao gồm:
– Đơn đăng ký Xin giấy phép kiểm dịch
– Bản chụp Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
– Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ)
– Hợp đồng (nếu có)
– Và các chứng từ khác nếu được yêu cầu cung cấp thêm.
3.Làm hồ sơ kiểm dịch động vật
Sau khi xin được giấy phép kiểm dịch, bạn đăng ký với cơ quan Kiểm dịch động vật. Sau khi nộp hồ sơ, Cơ quan kiểm dịch động vật sẽ lấy mẫu Kiểm dịch và An toàn thực phẩm cùng lúc.
Sau đó, bạn khai báo thông tin hàng hóa trên công thông tin điện tử: https://vnsw.gov.vn/.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy đăng ký (theo mẫu)
- Vận đơn (có chi cục Thú y yêu cầu Vận đơn phải có dấu xác nhận của hãng vận tải
- Invoice
- Giấy chứng nhận kho chủ hàng (đủ điều kiện an toàn thực phẩm).
- Bộ chứng từ Shipping Docs: Hợp đồng ngoại, Hóa đơn thương mại (Invoice), Phiếu đóng gói (Packing list).
4.Thông quan, hoàn tất thủ tục nhập khẩu thực phẩm đông lạnh
Hồ sơ hải quan thực phẩm đông lạnh nhập khẩu bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- 1 Bản chụp Vận đơn
- 1 bản chụp Hóa đơn thương mại
- Giấy phép đăng ký Kiểm dịch đã được duyệt
- Chứng từ khác: Hóa đơn vận chuyển, Certificate of Health…
5.Phương thức vận chuyển hàng thực phẩm đông lạnh
Có thể vận chuyển bằng hai hình thức:
a.Vận chuyển bằng đường biển
Vận chuyển bằng đường biển sử dụng Container lạnh để vận chuyển hàng đông lạnh.
Thực phẩm đông lạnh khi vận chuyển bằng đường biển sử dụng container lạnh (20’ hoặc 40’). Tuy vào loại hàng hóa, hàng sẽ sử dụng Cont 20’ hay cont 40’, hai loại cont này có kích thước và dung tích giống với container thông thường, nhưng được thiết kế có bình làm lạnh riêng.
Trong cont lạnh phải duy trì nhiệt độ, đảm bảo duy trì tối đa nhiệt độ bảo quản thực phẩm. Nhiệt độ bảo quản thực phẩm xuất khẩu được thiết lập phù hợp riêng đối với từng mặt hàng nhằm giữ nguyên vẹn chất dinh dưỡng và độ tươi khi đến nơi. Do đó, khi vận chuyển container đông lạnh bằng đường bộ từ nhà máy ra cảng, xe đầu kéo phải có máy phát. Thủ tục hải quan phải được thực hiện nhanh chóng để giảm tối thiểu thời gian lưu bãi.
b.Vận chuyển bằng đường hàng không
Bên cạnh vận chuyển bằng đường biển, vận chuyển bằng đường hàng không là lựa chọn thứ hai cho thực phẩm đông lạnh. Trước khi vận chuyển hàng, doanh nghiệp bạn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy cách đóng gói đối với mặt hàng thực phẩm đông lạnh.
Khác với vận chuyển bằng tàu biển, thực phẩm xuất nhập khẩu đông lạnh khi lên máy bay phải được bảo quản bằng đá khô. Khoang lạnh máy bay có nhiệt độ thấp nhất từ 0-8 độ C. Với thời gian bay từ 8-12 tiếng, hàng hóa sẽ được bảo quản ở điều kiện tốt nhất với đá khô. Khi máy bay hạ cánh hoặc chuyển tại, hàng hóa sẽ được bảo quản ở kho lạnh của ga hàng không (sân bay). Nhiệt độ trong kho lạnh có thể điều chỉnh linh hoạt đến thấp nhất -16 độ C.
Trên đây là những thông tin về thủ tục nhập khẩu thực phẩm đông lạnh dành cho những doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam. Hy vọng bài viết thực sự giúp ích cho các bạn. Thank you!