Thuật ngữ chuyên ngành Logistics là gì?
Các Thuật ngữ này được phân bố như thế nào?
Logistics & xuất nhập khẩu đây là những lĩnh vực khá rộng; bao trùm lên nhiều mảng khác nhau và cũng tạo khó khăn khá lớn cho các bạn mới tìm hiểu hay mới tham gia vào ngành.
Vì vậy; ở bài viết này; chúng tôi sưu tầm và biên tập những thuật ngữ ngành Logistics; Vận tải quốc tế; và Xuất nhập khẩu để các bạn tiện tham khảo. Thường các thuật ngữ đó xuất phát từ tiếng Anh; nên sẽ có từ tiếng Việt tương đương; kèm theo phần giải thích nghĩa ngắn gọn.
Các thuật ngữ được sắp xếp theo nhóm chữ cái đứng đầu tiên; bạn tìm trong từng nhóm nhé!
A
All-in- rate – Cước toàn bộ : Là tổng số tiền bao gồm: Cước thuê tàu; các loại phụ phí và phí bất thường khác người thuê phải trả cho người chuyên chở.
Arriral Notice – Thông báo hàng đến: Là chứng từ do hãng tàu gửi báo cho người nhận hàng về việc hàng đã đến cảng dỡ.
As carrier – Vai trò là người chuyên chở: Đây là cụm từ chỉ ra vai trò của công ty đứng ra nhận vận chuyển hàng hóa và chịu trách nhiệm với người gửi hàng.
Air freight – Cước hàng không: Là loại cước phí người gửi hàng phải trả cho hãng vận chuyển hàng không khi hàng được vận chuyển bằng máy bay.
Amendment fee – Phí sửa đổi vận đơn (B/L): Là phí chủ hàng phải trả khi muốn thay đổi nội dung vận đơn sau khi quá thời hạn do hãng tàu quy định; thường là sau khi vận đơn đã được phát hành.
B
B/L (Bill of Lading) – Vận đơn đường biển: B/L là chứng từ được hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng; sau khi đặt booking. B/L phải thể hiện các thông tin về hàng hóa. Phải có chữ ký của đại diện được ủy quyền của người vận chuyển; người gửi hàng và người nhận.
BAF (Bunker Adjustment Factor) – Phụ phí giá dầu chênh lệch: BAF là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu.
Bulk Cargo – Hàng rời: Hàng rời là loại hàng hóa được vận chuyển với số lượng lớn mà không cần đóng gói; như: than đá; quặng; phân bón… Tìm hiểu thêm về các loại hàng trong vận tải biển.
Booking Confirmation – Xác nhận đặt chỗ: Là văn bản hãng tàu gửi cho shipper hay đại lý nhằm xác nhận về việc đặt chỗ trên tàu.
C
CBM hoặc M3 (Cubic Meter) – Thể tích: CBM được sử dụng để đo khối lượng; kích thước của gói hàng từ đó nhà vận chuyển áp dụng để tính chi phí vận chuyển. Nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.
CFS (Container Freight Station) – Trạm container hàng lẻ (Kho CFS): Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất / nhập khẩu thì các công ty Consol/Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.
CY (Container Yard) – Bãi container: Toàn bộ các bãi container đều thuộc khu vực trong cảng biển hoặc là cảng cạn. Đây là khu vực dùng để chứa các container FCL đã được dỡ từ tàu chỡ hàng xuống hoặc những container trước khi được đưa lên tàu.
CAF (Currency Ajustment Factor) – Phụ phí sụt giá tiền tệ: CAF là khoản phụ phí cước biển hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.
CIC (Container Imbalance Charge) – Phụ phí mất cân đối vỏ container: Phụ phí CIC là phí cân bằng container. Đây là một loại phụ phí vận tải biển do hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu xuất hàng để shiper có cont đóng hàng.
C
CS (Congestion Surcharge): Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc; có thể làm tàu bị chậm trễ; dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).
COD (Change of Destination): Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích; chẳng hạn như: phí xếp dỡ; phí đảo chuyển; phí lưu container; vận chuyển đường bộ…
Closing time / Cut-off time – Giờ cắt máng: Là thời hạn cuối cùng mà shipper cần phải đưa container đến cảng để xếp container lên tàu.
Co-loading / Co-loader: Co-loading là việc một forwarder gửi hàng qua một người vận chuyển; có thể là 1 forwarder khác hoặc một người gom hàng lẻ (Consolidator) để vận chuyển đến đích. Bên nhận hàng của forwarder gọi là Co-loader.
CCL (Container Cleaning Fee) – Phí vệ sinh container: Đây là khoản phí phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả cont rỗng tại các bãi để vỏ (depot).
C
Connection vessel / Feeder vessel – Tàu nối / Tàu con: Là tàu container chạy tuyến trung gian để kết nối với tuyến chính do tàu mẹ (Mother vessel) vận chuyển.
Customs Declaration – Tờ khai hải quan: Là chứng từ kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Cargo Manifest – Bản lược khai hàng hóa: Là bản khai báo chi tiết hàng hóa nhập khẩu với cơ quan hải quan.
Certificate of Fumigation – Giấy chứng nhận hun trùng: Là loại giấy chứng nhận về việc đã xử lí hóa chất với khoang tàu; container; pallet… để loại bỏ các loại côn trùng; mối mọt nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Certificate of Origin (CO) – Giấy chứng nhận xuất xứ: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ; hay quốc gia nào.
D
DDC (Destination Delevery Charge) – Phụ phí giao hàng tại cảng đến: Không giống như tên gọi thể hiện; phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng; mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu; sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.
Delivery Order – Lệnh giao hàng: Là chứng chứng từ do hãng tàu phát hành khi tàu cập cảng cấp cho người nhận hàng để làm thủ tục lấy hàng ở cảng.
Door-Door – Từ kho đến kho: Là phương thức vận chuyển từ kho người bán đễn kho người nhận và thường kết hợp nhiều phương thức vận tải.
Direct Bill of Lading – Vận đơn đi thẳng: Là loại vận đơn đường biển cấp cho lô hàng được chở thẳng từ cảng gửi hàng đến cảng đích không qua chuyển tải.
D
Detention (DET) – Phí lưu container tại kho riêng: Đây là phí lưu vỏ tại kho riêng của khách hàng sau khi cont được kéo đi. Nếu vượt quá số ngày miễn phí quy định; mà khách hàng chưa trả vỏ về cho hãng tàu thì sẽ bị tính phí lưu vỏ.
Demurrrage (DEM) – Phí lưu contaner tại cảng: Đây là phí lưu container tại bãi của cảng tính từ ngày tàu cập cảng; sau khi đã hết số ngày miễn phí theo chính sách của hãng tàu.
Documentations Fee -Phí chứng từ (vận đơn): Là phí trả cho hãng tàu khi họ phát hành chứng từ liên quan đến lô hàng.
Dangerous Goods (DG) – Hàng nguy hiểm: Là những loại hàng trong quá trình bảo quản; vận chuyển; xếp dỡ có thể phát sinh những sự cố như ăn mòn; ngộ độc; bùng cháy; bùng nổ; phóng xạ… gây thiệt hại lớn đến tính mạng con người; huỷ hoại hàng hoá; làm hư hỏng phương tiện; công trình.
Dry Container (DC) – Container hàng khô: Đây là cách gọi khác để chỉ loại container bách hóa (container thường).
E
EBS (Emergency Bunker Surcharge) – Phụ phí xăng dầu: EBS là phụ phí xăng dầu cho tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí hao hụt do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu.
ENS (Entry Summary Declaration) – Khai hải quan điện tử đi Châu Âu: ENS là một loại phụ phí kê khai sơ lược hàng hóa nhập khẩu vào Liên hiệp Châu Âu (EU) nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực EU. Quy định này có hiệu lực áp dụng từ ngày 1-1-2011.
ETA (Estimates Arrival) – Ngày dự kiến hàng tới cảng đến: ETA là ngày giờ dự kiến mà lô hàng sẽ đến cảng đích. Đích đến này phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện giao hàng nhưng thông thường được dùng để phản ánh tên một cảng biển hoặc cảng hàng không. Phương thức vận chuyển có thể là hàng không; đường biển hoặc vận chuyển nội địa như tàu lửa hoặc xe tải.
Empty Container – Container rỗng: Là khái niệm chỉ vỏ container; không chứa hàng bên trong.
F
FCL (Full Container Load) – Hàng nguyên container: FCL là xếp hàng nguyên container; người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container; người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.
FAF (Fuel Adjustment Factor) – Phụ phí nhiên liệu: FAF là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu.
Freight collect – cước phí trả sau: Là loại cước phí mà người nhận hàng sẽ phải trả tại cảng đến; thường là khi mua hàng theo điều kiện giao hàng FOB hoặc ExW.
Freight Prepaid – Cước phí trả trước: Là cước được trả trước tại cảng xếp; thường là khi mua bán hàng hóa theo điều kiện C hay D.
FTL (Full Truck Load) – Hàng giao nguyên xe tải: Là thuật ngữ chỉ việc người chuyên chở nhận vận chuyển bằng xe tải chở đầy hàng cho 1 khách hàng duy nhất.
G
GRI (General Rates Increase) – Phí tăng chung: Mức tăng phí chung của các hãng tàu chợ.
GW/NW (Gross/Net Weight) – Trọng lượng cả bao bì/Trọng lượng tịnh: Gross Weight là trọng lượng của cả bao bì bao gồm trọng lượng của vật thể NW và vỏ bọc/hộp đựng. Net Weight là trọng lượng của vật thể không bao gồm trọng lượng bao bì đóng gói.
GP Container (General Purpose) – Container bách hóa (thường): Đây là loại container thường được dùng chở hàng khô (giống thuật ngữ DC)
H
HBL (House Bill) – Vận đơn hàng lẻ: House Bill là những loại vận đơn do forwarder phát hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế (real shipper) và người nhận hàng thực tế (real consignee). Như vậy những loại vận đơn do hãng tàu phát hành như Bill Gốc (Original Bill); Telex Release (Surrendered bill) hay Express release (Seaway bill) thì Forwarder vẫn có quyền phát hành những bill này. Tuy nhiên về pháp luật sẽ có quyền và trách nhiệm khác nhau.
I
INCOTERMS: là từ viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh là International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
Inbound Logistics: Là hoạt động quản lý nguyên nhiên vật liệu từ nhà cung cấp đưa vào quá trình sản xuất hoặc lưu trữ.
J
Just In Time (JIT): Là một khái niệm trong sản xuất hiện đại; được hiểu ngắn gọn nhất “đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm cần thiết”.
K
Key Performance Indicator (KPI): Là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc; là công cụ đo lường; đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu; tỉ lệ; chỉ tiêu định lượng; nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng của công ty hay doanh nghiệp cá nhân.
L
LCL (Less than Container Load) – Hàng lẻ: LCL là cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container; mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác.
Lashing – Chằng; buộc: Đây là thuật ngữ chỉ việc chằng; buộc; cố định hàng hóa 1 cách chắn chắn; đảm bảo đúng quy định trong và trên các phương tiện vận chuyển như container; tàu; xe tải…
Lift on-Lift off (Lo-Lo) – Phí nâng hạ: Đây là loại phí trả cho cảng khi cảng thực hiện nghiệp vụ nâng hạ cont từ bãi tập kết lên xe vận chuyển hoặc hạ cont từ xe xuống bãi tập kết.
M
MBL (Mater Bill) – Vận đơn chủ: Master bill là những loại vận đơn chủ do người sở hữu phương tiện vận chuyển (hãng tàu; hãng máy bay) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là chủ hàng (Shipper). Hình thức nhận diện Master Bill (MBL) là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo; tên công ty; số điện thoại; văn phòng hãng tàu.
MSDS (Material Safety Data Sheet) – MSDS là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. MSDS là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó; không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.
N
NVOCC (Non Vessel Operation Common Carrier) – Nhà vận chuyển không tàu: Công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển; được xem là nhà vận tải đường biển (Carrier) nhưng lại khác với các hãng tàu (Shipping Line) có nghĩa là họ không sở hữu con tàu nào.
Negotiable – Chuyển nhượng được: Là thuật ngữ chỉ loại vận đơn có thể dùng để nhận hàng và có khả năng giao dịch; chuyển nhượng được.
Non-negotiable – Không chuyển nhượng được: Chỉ loại vận đơn không giao dịch chuyển nhượng được.
O
Outbound Logistics: Là việc quản lý quá trình dịch chuyển và lưu trữ sản phẩm từ nơi sản xuất đến người sử dụng cuối cùng.
Overweight – Quá tải: Đây là thuật ngữ chỉ việc phượng tiện vận tải chở lượng hàng hóa vượt quá trọng lượng hàng hóa cho phép.
P
PSS (Peak Season) – Phí mùa cao điểm: Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm; từ tháng 8 đến tháng 10; khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.
POD (Port of Discharge) – Cảng dỡ hàng: Có thể là cảng trung chuyển; có thể là cảng đích.
POL (Port of Loading) – Cảng xếp hàng: POL là nơi hãng tàu nhận hàng để xuất. Và tùy vào việc thanh toán bằng LC hay TT mà yêu cầu hãng tàu để thể hiện cho phù hợp hoặc book tàu cho đúng yêu cầu LC.
PCS (Panama Canal Surcharge) – Phụ phí qua kênh đào Panama: Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama.
P
Place of receipt – Địa điểm nhận hàng: Nơi người chuyên chở đến nhận hàng từ người gửi hàng.
Place of Delivery – Nơi giao hàng:Kho hay bất kì địa điểm nào mà người nhận hàng muốn nhận hàng.
Port of Loading/airport of loading – cảng/sân bay đóng hàng; xếp hàng: Cảng / sân bay xếp hàng tại nước xuất khẩu.
Port of Discharge / Airport of discharge – cảng/sân bay dỡ hàng: Cảng/sân bay dỡ hàng tại nước nhập khẩu.
Port of Transit – Cảng chuyển tải: Là cảng mà hàng được chuyển tiếp sang phương tiện khác để tiếp tục hành trình đến cảng đích.
PCS (Port Congestion Surcharge) – Phụ phí tắc nghẽn cảng: Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc; có thể làm tàu bị chậm trễ; dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì chi phí về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).
Q
Quarantine: Để riêng các sản phẩm sẵn sàng cho việc sử dụng hoặc bán hàng cho đến khi thực hiện xong việc kiểm tra chất lượng và các yêu cầu tuân thủ được xác nhận.
R
Reverse Logistics: Là một nhánh logistics chuyên biệt tập trung vào việc dịch chuyển và quản lý sản phẩm và nguồn lực sau khi bán và giao hàng; bao gồm cả hàng trả lại để sửa chữa và/hoặc hoàn tiền.
S
Stock-Keeping Unit (SKU): Là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa giống nhau về hình dạng; chức năng… dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ. Có thể gọi nôm na là “mã hàng hóa”.
Supply Chain – Chuỗi cung ứng: Là hệ thống các tổ chức; con người; hoạt động; thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Supply Chain Management (SCM): Là việc quản lý chuỗi cung ứng.
Shipping Lines – Hãng tàu: Là các doanh nghiệp sở hữu hoặc khai thác đội tàu container phục vụ nhu cầu chuyên chở hàng hóa.
Storage charge – Phí lưu kho: Chi phí lưu giữ lô hàng tại kho.
SCS (Suez Canal Surcharge) – Phụ phí qua kênh đào Suez: Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez.
Straight BL – vận đơn đích danh: Là vận đơn ghi đích danh tên người nhận hàng mà không kèm theo chữ “Theo lệnh – To order”. Như vậy; chỉ có người này mới có quyền nhận hàng đã nêu trong vận đơn. Vận đơn đích danh là loại vận đơn không thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu (Non-endorsed bill of lading).
T
THC (Terminal Handling Charge) – Phụ phí xếp dỡ: Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phụ phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng; như: xếp dỡ; tập kết container từ CY ra cầu tàu…
U
Unit Load Device (ULD): Là thuật ngữ chỉ các thiết bị dùng để chất hàng trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường hàng không. Các thiết bị này thường là các loại container hàng không; cao bản (pallet).
V
Valuation Charges: Cước vận chuyển tính cho người gửi hàng khai báo giá trị hàng hóa cao hơn mức giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở.
Vessel: Là tàu biển; thường dùng thuật ngữ này trên Vận đơn và các chứng từ vận chuyển (thay cho từ “ship”)
Voyage: Số chuyến tàu; chuyến bay.
W
Waybill – Giấy gửi hàng: Là chứng từ do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng; trong đó có mô tả hàng hóa; địa điểm nhận hàng; giao hàng; tên người gửi/nhận hàng; cước phí…
Warehouse Management System (WMS): Hệ thống quản lý kho; thường là một phần mềm ứng dụng được thiết kế để hỗ trợ việc quản lý kho hàng của doanh nghiệp nhằm thực hiện các chức năng kiểm soát và theo dõi các chuyển giao và lưu trữ các nguồn lực sẵn có.
Một số thông tin và dịch vụ khác có thể bạn quan tâm
Thủ tục hải quan điện tử thanh lý hàng hoá là tài sản cố định (TSCĐ) và nộp thuế theo quy định
MSDS là gì? Những điều cần biết về Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
Phương thức thanh toán quốc tế: Tín dụng thư (L/C)
Vietair Cargo, chúng tôi có các dịch vụ:
Vietaircargo.vn là một trong những đơn vị nhận vận chuyển hàng hóa bằng các đường như đường hàng không, đường biển, đường bộ. Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, nhanh gọn, uy tín. Chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Không chỉ nhận vận chuyển hàng hóa đi trong nước mà chúng tôi còn cung cấp dịch vụ vận tải đường biển quốc tế cho những ai có nhu cầu. Đến với chúng tôi bạn sẽ nhận được những gì?
– Thời gian giao hàng chính xác
– Ổn định giá
– Với đội ngũ xe vận chuyển gần 2000 chiếc, đủ các loại:
– Đầu kéo cont, rơ mooc
– Xe tải: 1,25 – 20 tấn
– Chủng loại xe: thùng kín, phủ bạt, xe lạnh
– Thời gian đổi trả vỏ cont linh hoạt, đủ chủng loại (cont lạnh, cont thường), kích thước (20ft, 40ft, 40ft HC)
– Phục vụ giao nhận hàng tận nơi, giao nhận hàng nhiều địa điểm trên toàn quốc
– Bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bởi dichvulogistics.vn
– Giải quyết vấn đề nhanh gọn