Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không cất cánh
Những năm gần đây, xuất khẩu tăng mạnh. Kéo theo đó là nhu cầu vận tải hàng hoá đường hàng không cũng gia tăng. Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, năm 2021, vận tải hành khách qua đường hàng không giảm. Nhưng hàng hoá lại tăng đột biến.
Các hãng bay lần lượt tham gia cuộc đua
Năm 2021, ngành hàng không Việt Nam và thế giới chịu áp lực khi nhiều đường bay buộc đóng cửa do dịch bệnh Covid-19. Thế nhưng nhiều hãng hàng không đã tìm ra hướng đi mới để cứu vãn chính mình. Dịch bệnh chính là lúc các hãng hàng không phát triển dịch vụ vận tải hàng hoá.
Vietnam Airlines
Giai đoạn năm 2020-2021, Vietnam Airlines đã tháo dỡ các hàng ghế ở cabin để vận chuyển hàng hoá. Doanh thu vận tải hàng hóa của VNA tăng nhanh từ 10% lên đến 30%. Ông Lê Hồng Hà, tổng giám đốc Vietnam Airlines cũng cho biết hãng đã nghiên cứu, chuẩn bị đội ngũ khai thác vận tải hàng hóa riêng biệt từ 4 năm trước.
Tiềm năng của vận tải hàng hoá bằng đường hàng không không chỉ đến trong ngắn hạn, mà ngành này còn rất nhiều dư địa trong tương lai. Mặc dù có 6 hãng hàng không, thế nhưng tại Việt Nam 80% thị phần vận tải hàng hóa bằng đường hàng không thuộc về các hãng bay nước ngoài.
DHL Express
Trong tháng 2/2022, DHL Express vừa tuyên bố mở đường bay mới để chuyên chở hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh và Hoa kỳ trong bối cảnh thương mại giữa hai nước gia tăng. Ông Ken Lee, Tổng Giám đốc DHL Express khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chia sẻ: “Nhu cầu của dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hóa giữa vùng nội Á và Hoa Kỳ tiếp tục tăng mạnh. Việt Nam đang từng bước vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất, lắp ráp, chế tạo thiết bị bán dẫn, vật liệu và phụ kiện may mặc cũng như hàng điện tử, và điều đó dẫn đến nhu cầu đối với dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đang ngày càng tăng.”
Các giải pháp
Để không bị các doanh nghiệp nước ngoài bỏ lại, các hãng bay Việt Nam cũng lần lượt tham gia cuộc đua. Gần đây nhất, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho IPP Air Cargo. Đây là hãng hàng không vận tải hàng hóa đầu tiên của Việt Nam. IPP Air Cargo được kỳ vọng sẽ giành lại sân chơi vận tải hàng không từ tay doanh nghiệp nước ngoài.
Bamboo
Một hãng khác là Bamboo cũng nung nấu ý định mở Bamboo Airways Cargo. Trước đó, hãng này cũng đã triển khai và xây dựng bộ tiêu chuẩn vận chuyển hàng hóa theo tiêu chuẩn của IATA, phát triển các đường bay chở hàng định kỳ như tuyến Hà Nội – Incheon.
Như vậy trong các năm tới, thị phần vận tải hàng hoá bằng đường hàng không ở Việt Nam sẽ có sự thay đổi khi các hãng bay Việt tham gia sâu vào cuộc chơi.
Nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tăng trưởng mạnh
Không chỉ tại Việt Nam, trên thế giới vận tải hàng hoá bằng đường hàng không tăng trưởng nhờ khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu tăng mạnh. Mặc dù khối lượng hàng hóa vận tải bằng đường hàng không chỉ chiếm chưa đến 1%, nhưng lại chiếm đến 35% giá trị hàng xuất khẩu quốc tế. Năm 2021, vận tải hàng hoá bằng đường hàng không ghi nhận mức tăng mạnh mẽ so với trước khi dịch bệnh bùng phát.
Số liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
Theo báo cáo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, năm 2021, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không tăng 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ghi nhận mức cao thứ hai kể từ khi chuỗi hoạt động của IATA bắt đầu vào năm 1990 (sau năm 2010). Khối lượng hàng vận tải bằng đường hàng không cao hơn 3,5% so với mức đỉnh trước khủng hoảng 2018.
Mức tăng trưởng này đến từ mức tăng trưởng thương mại hàng hóa quốc tế. Năm 2021, nhu cầu hàng hóa quốc tế tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2020. Hậu đại dịch, các hãng sản xuất phải sử dụng dịch vụ vận tải hàng không để kịp thời bổ sung hàng tồn kho bị thiếu hụt bởi đại dịch. Vận chuyển Vaccine và dược phẩm tăng mạnh bởi đại dịch cũng là lý do khiến vận tải hàng không tăng mạnh trong 2 năm qua.
Hiện trạng khả năng cung ứng dịch vụ
Mặc dù nhu cầu tăng mạnh, nhưng khả năng cung ứng dịch vụ vận tải hàng không tại một số khu vực chưa đáp ứng kịp thời. Đặc biệt là Châu Á – Thái Bình Dương. Hàng hóa quốc tế ở Châu Á – Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thế giới. Thế nhưng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không lại chưa phát triển tương xứng. Báo cáo của IATA cho biết các hãng hàng không tại Châu Á – Thái Bình Dương phải vật lộn với tình trạng thiếu công suất. Giảm 17,1% so với năm 2019 – thời điểm trước khi dịch bùng phát.
Ngay tại Việt Nam, năm 2021, vận chuyển hành khách quốc tế giảm 93% so với năm 2020. Thế nhưng vận chuyển hàng hóa tăng 21,3% so với cùng kỳ. Đạt xấp xỉ 1,1 triệu tấn hàng hóa. Bộ GTVT cũng nhận định thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Xuất phát từ năm 1991, tổng thị trường hàng hóa Việt Nam đạt 18.384 tấn. Sau hơn 30 năm phát triển, thị trường vận tải hàng hoá Việt Nam đã có bước tăng trưởng nhảy vọt với sản lượng năm 2021. Đạt 1,3 triệu tấn và dự kiến đạt hơn 1,52 triệu tấn vào năm 2022. Tăng gần 83 lần so với năm 1991 và 21,2% so với năm 2019. Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trung bình cả thời kỳ 1991-2022 là 15,3%/năm.
Đây chính là điều kiện tạo cơ hội cho các hãng hàng không mở đường bay vận tải hàng hoá. Khi mà xuất khẩu trong khu vực cùng với nhu cầu vận tải hàng không đang tăng cao.
Thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển
Một động lực khác thúc đẩy vận tải hàng không chính là thương mại điện tử xuyên biên giới (TMĐTXBG). Ở Việt Nam, TMĐTXBG mới bắt đầu phát triển. Thế nhưng các nước trên thế giới TMĐTXBG từ lâu đã là phương thức phổ biến. Tại các thị trường EU, số liệu thống kê từ Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ. Bộ Công Thương cho biết, năm 2020, doanh số TMĐTXBG của 16 nước lớn nhất EU đã đạt tới 146 tỷ euro. Chiếm khoảng 25,5% doanh số thương mại điện tử của cả châu Âu.
Theo số liệu Trung Quốc công bố, xuất nhập khẩu TMĐTXBG trong năm 2020 của nước này đạt tổng cộng 1,69 nghìn tỷ NDT. Tăng 31,1%. Tổng giao dịch xuất khẩu qua thương mại điện tử tăng hơn 40% lên 1,12 nghìn tỷ NDT. Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa từ thị trường nước ngoài qua thương mại điện tử đạt 570 tỷ NDT. Tăng trưởng 16,5%.
Hiện trạng của Việt Nam
Việt Nam cũng bắt đầu phát triển TMĐTXBG để thúc đẩy xuất khẩu. Đặc biệt là các sản phẩm nông sản. Ngay trong vụ vải thiều Bắc Giang năm 2021, Bộ Công thương đã phối hợp với Viettel Post xuất khẩu vải thiều sang EU bằng hình thức TMĐTXBG qua sàn Voso Global và ghi nhận kết quả tích cực. Bộ Công thương Việt Nam còn phối hợp với Bộ Thương mại Trung Quốc, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì phối hợp với các đối tác lớn trong và ngoài nước để tổ chức xây dựng “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên sàn thương mại điện tử JD.com.
Để thúc đẩy TMĐTXBG phát triển, cơ sở hạ tầng và dịch vụ Logistics cũng cần được phát triển. Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không chính là chìa khóa thúc đẩy TMĐTXBG. Khi ngành này đòi hỏi việc đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, tức thì của khách hàng.
Đọc thêm:
COMAC hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam
Tìm hiểu về hiệp hội vận tải hàng không quốc tế